Có mặt trên thị trường
không quá lâu nhưng cũng đủ để mọi người nhận biết và đánh giá tốt về chất lượng
của sàn gỗ tự nhiên trong thị trường nội thất tại Việt Nam. Thế nhưng trong quá
trình sử dụng sàn gỗ tự nhiên vẫn có thể xuất hiện hiện tượng bị cong vênh hoặc
phồng rộp bề mặt. Vậy nguyên nhân ở đâu dẫn đến hiện tượng đó,chúng ta cùng tìm
hiểu nhé.
Khi sử dụng sàn gỗ tự
nhiên tại nước ta chúng ta không thể tránh khỏi các hiện tượng như sàn bị mối mọt,cong
vênh hay co ngót, thậm trí là nấm mốc. Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng này
là một phần do khí hậu nước ta khá là khắc nghiệt và thường xuyên thay đổi
trong chu kì một năm.
Nhưng đáng lo ngại và
làm mất đi tính thẩm mỹ,gây tổn hại cho sàn, khó khắc phục nhất đó là hiện tượng
sàn bị cong vênh,phồng rộp. Và mọi người khi sử dụng sàn gỗ tự nhiên cần hết sức
chú ý và bảo quản sàn gỗ cho thật tốt để hạn chế tối đa hiện tượng này xảy ra với
sàn gỗ nhà mình.
Tham khảo: sàn gỗ sồi
Một số nguyên nhân
chính cần phòng tránh để hạn chế hiện tượng cong vênh,phồng rộp ở sàn gỗ tự
nhiên như:
1.
Do đặc trưng tính chấ t của sàn gỗ là dễ bị vào nước.
Sàn gỗ tự nhiên với
nguyên liệu chính là từ các thân cây gỗ tự nhiên,cấu tạo từ các tế bào gỗ chúng
khá dễ trong việc hấp thụ hơi nước. Nếu như chưa có sản xuất,sơ chế thì việc gỗ
bị ẩm mốc và ngấm nước là chuyện bình thường và đơn giản. Nhưng với công nghệ
hiện đại máy móc pháy triển thì những tấm gỗ thô sơ được tẩm sấy với tiêu chuẩn
quy định giúp sàn gỗ tự nhiên hạn chế được phần nào. Nhưng nếu để sàn tiếp xúc
với nước quá lâu thì sàn vẫn có thể bị cong vênh
Đây được coi là nguyên
nhân khá phổ biếncủa sàn gỗ tự nhiên. Với các loại sàn gỗ mềm thì hiện tượng
này lại càng dễ bị xảy ra bởi sàn dễ giãn nở : như sàn gỗ sồi , sàn gỗ nếu bị
ngập nước mà không bị phát hiện sớm thì các tế bào gỗ sẽ bị ngấm nước gây cong
vênh gỗ .
2.
Khoảng cách giữa các tấm ván sàn sát tường với chân tường không đúng tiêu chuẩn.
Lỗi này phụ thuộc vào
công tác thi công khi lắp đặt sàn gỗ các thợ thi công đã không tính toán đo đạc
chuẩn kích thước cũng như độ giãn nở cho sàn gỗ. Thông thường khoảng cách này cần
để là từ 1-1,2cm đây là khoảng cách giúp sàn gỗ có thể dãn nở mỗi khi thời tiết
thay đổi.
Tuy nhiên một số đội
thi công lại không để khoảng cách này đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nhỏ hơn 1cm. Điều
này khi sàn gỗ bị dãn nở những không có không gian thì sàn gỗ rất dễ bị cong
vênh lên so với ban đầu.
3.
Do trong phòng chứa nhiều vật nặng tác động lên sàn.
Việc trang trí bày biện
thêm các bộ bàn ghế hay tủ nội thất trong nhà là điều không thể thiếu, thế
nhưng đây lại là nguyên nhân khiến cho sàn gỗ tự nhiên có thể bị cong vênh.
Nguyên nhân bởi sàn gỗ không có không gian hoặc sức nặng đè lên quá lực sàn gỗ
không giãn nở được gây lên sự cong vênh ở sàn gỗ.
Trên đây là những phân
tích ,những nguyên nhân cơ bản khiến sàn gỗ tự nhiên bị cong vênh. Bạn nên lưu
ý và phòng tránh bảo vệ sàn luôn bền đẹp nhé.
Comments[ 0 ]
Post a Comment